Tuesday 21 December 2010

Moving Average Convergence/Divergence (MACD - Đường trung bình hội tụ/phân kỳ)

Giới thiệu
Được phát triển bởi Gerald Appel, Moving Average Convergence/Divergence (MACD) là một trong những công cụ hữu dụng đáng tin cậy và đơn giản nhất. MACD sử dụng các đường trung bình là các công cụ trễ (lagging indicators) có các đặc tính của công cụ theo sau xu hướng. Các công cụ trễ được biến thành xung dao động (momentum oscillator) bằng cách trừ đường trung bình dài với đường trung bình ngắn. Kết quả được vẽ thành các đường kẻ dao động trên và dưới mức 0 và không có giới hạn giá trị cao nhất hay thấp nhất. MACD là một “centered oscillator”.
Công thức tính MACD
Công thức thông dụng nhất cho MACD chuẩn là chênh lệch giữa đường EMA 26-day và đường EMA 12-day. Đây là công thức được sử dụng trong nhiều chương trình phân tích kỹ thuật thông dụng. Công thức này có thể thay đổi để phù hợp hơn với những cổ phiếu có biến động nhanh hơn hoặc chậm hơn. Sử dụng các đưòng trung bình ngắn hơn sẽ cho đáp ứng nhanh hơn, trong khi sử dụng các đường trung bình dài hơn sẽ cho đáp ứng chậm hơn. Trong phần này, chúng ta sẽ sử dụng đường MACD 12/26.
Hai đường trung bình tạo thành đường MACD gồm đường EMA 12-days là đường nhanh và đường EMA 26-days là đường chậm. Giá đóng được dùng để tạo thành các đường trung bình. Đường EMA 9-days được sử dụng để cắt đường MACD. Một “bullish crossover” xuất hiện khi đường MACD chuyển lên bên trên đường EMA 9-days và một “bearish crossover” xuất hiện khi đường MACD chuyển xuống bên dưới đường EMA 9-days. Đồ thị của Merrill Lynch (MER) bên dưới gồm đường EMA 12-days (màu xanh) và đường EMA 26-days (màu đỏ). Đường MACD hiển thị bên khung dưới (màu đen) và đường EMA 9-days màu xanh (khung dưới). Các histogram là độ chênh lệch giữa đường MACD và đường EMA 9-days. Các histogram có giá trị dương khi đường MACD nằm trên đường EMA 9-days và có giá trị âm khi đường MACD nằm dưới đường EMA 9-days.

Công dụng của MACD
MACD đo độ chênh lệch giữa 02 đường EMA. Đường MACD có giá trị dương cho biết đường EMA 12-days bên trên đường EMA 26-days và đường MACD có giá trị âm cho biết đường EMA 12-days bên dưới đường EMA 26-days. Nếu đường MACD có giá trị dương và đang hướng lên thì khoảng trống giữa đường EMA 12-days và đường EMA 26-days đang mở rộng. Điều này cho biết tốc độ biến động của đường trung bình nhanh cao hơn so với tốc độ biến động của đường trung bình chậm. Giá trị MACD dương và tăng lên cho biết giá đang tăng. Nếu đường MACD có giá trị âm và đang hướng xuống thì khoảng trống giữa đường EMA 12-days và đường EMA 26-days đang mở rộng. Giá trị MACD âm và giảm xuống cho biết giá đang giảm.

Đồ thị Merrill Lynch (MER) thể hiện đường MACD là đường đen đậm và đường mảnh là đường EMA 9-day. Mặc dù đường trung bình là công cụ báo hiệu trễ, đường MACD biến động nhanh hơn đường trung bình. Trong ví dụ này đường MACD cho một số tín hiệu giao dịch tốt :
    1. Trong tháng 3 và 4, MACD đi xuống và tạo một “negative divergence” (phân kỳ)
    2. Trong tháng 5 và 6, MACD bắt đầu mạnh lên và tạo các đáy cao hơn trong khi các đường trung bình tiếp tục tạo các đáy thấp hơn.
    3. Cuối cùng, MACD tạo thành một “positive divergence” trong tháng 10 khi các đường trung bình tiếp tục tạo các đáy mới
Báo hiệu lên của MACD
MACD tạo tín hiệu lên với 03 dạng chính như sau :
  1. Positive Divergence
  2. Bullish Moving Average Crossover (Đường trung bình cắt nhau hướng lên)
  3. Bullish Centerline Crossover (cắt đường giữa hướng lên)
Positive Divergence

Một Positive Divergence xảy ra khi MACD bắt đầu hướng lên và giá vẫn đang đi xuống. MACD có thể tạo nhiều đáy cao hơn đáy trước đó hoặc chỉ một đáy thứ hai cao hơn đáy trước. Positive Divergence là tín hiệu ít xảy ra nhất trong 03 tín hiệu nhưng nó thường đáng tin cậy hơn và thường báo hiệu cho biến động lớn nhất.
Bullish Moving Average Crossover

Các đường trung bình cắt nhau xảy ra khi đường MACD chuyển lên trên đường EMA 9-day của nó. Đường trung bình cắt nhau là tín hiệu phổ biến nhất và do đó ít tin cậy nhất. Nó thường được sử dụng kết hợp chung với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để tránh các báo hiệu lỗi. Đôi khi đường trung bình cắt nhau được sử dụng để xác định cho một Positive Divergence. Một Positive Divergence sẽ có giá trị khi đường trung bình cắt nhau sau khi đường MACD tạo đáy thứ hai cao hơn đáy trước.
Đôi khi để đảm bảo đường trung bình cắt nhau chắc chắn bạn cần kiểm tra giá, ví dụ bạn sẽ mua nếu giá giữ cho MACD cắt lên trên đường EMA 9-day được 03 ngày.
Bullish Centerline Crossover

Cắt đường giữa xảy ra khi MACD chuyển lên trên đường 0 và nằm trên vùng dương. Đây là một dấu hiệu rõ cho thấy xung lượng thay đổi từ âm sang dương, hoặc từ xuống sang lên. Sau một tín hiệu Positive Divergence, Bullish Centerline Crossover có thể xem như là một tín hiệu củng cố. Trong 03 báo hiệu, MACD cắt đường giữa là báo hiệu phổ biến thứ nhì.
Sử dụng kết hợp các tín hiệu

Mặc dù một số trader có thể chỉ sử dụng một trong các tín hiệu ở trên để làm tín hiệu mua hoặc bán, nhưng việc kết hợp các tín hiệu có thể cho bạn tín hiệu bảo đảm hơn. Trong ví dụ cổ phiếu HAL, cả 03 báo hiệu xuất hiện và giá đi lên 20%. Giá tạo một đáy thấp hơn vào cuối tháng 2, nhưng MACD tạo thành đáy cao hơn do đó tạo thành Positive Divergence. MACD sau đó tạo thành một Bullish Moving Average Crossover khi cắt lên trên đường EMA 9-day. Và cuối cùng MACD vượt qua đường 0 hình thành tín hiệu Bullish Centerline Crossover. Vào thời điểm này giá là 32.25 và sau đó đi lên đến 40.
Báo hiệu xuống của MACD
MACD tạo tín hiệu xuống với 03 dạng chính ngược với tín hiệu lên như sau :
  1. Negative Divergence
  2. Bearish Moving Average Crossover (Đường trung bình cắt nhau hướng xuống)
  3. Bearish Centerline Crossover (cắt đường giữa hướng xuống)
Negative Divergence
Một Negative Divergence hình thành khi giá tăng hoặc biến động sideway và MACD thì đi xuống. Một Negative Divergence trong MACD có thể có dạng một đỉnh thấp hơn đỉnh trước hoặc là một đường xuống. Các Negative Divergence thường ít phổ biến nhất trong ba báo hiệu nhưng độ tin cậy cao nhất và là báo hiệu một đảo chiều đi xuống.


Đồ thị của FedEx (FDX) thể hiện một Negative Divergence khi MACD tạo thành một đỉnh thấp hơn đỉnh trước đó trong tháng 5, và giá tạo thành một đỉnh cao hơn. Đây là một Negative Divergence báo hiệu xung lượng đang yếu đi. Vài ngày sau đó, giá phá thủng đường xu hướng lên và MACD tạo thành một đáy thấp hơn.
Có 02 cách củng cố cho một Negative Divergence. Thứ nhất, công cụ có thể tạo một đáy thấp hơn. Đây là cách phân tích “đỉnh và đáy” truyền thống. Với đỉnh thấp hơn và theo sau đáy thấp hơn, xu hướng lên đối với MACD đã chuyển từ hướng lên thành hướng xuống. Thứ hai, một Bearish Moving Average Crossover (giải thích bên dưới) có thể củng cố cho negative divergence. Khi MACD bứt xuống dưới đường EMA 9-day, nó báo hiệu xu hướng ngắn hạn đang bị yếu đi và một đỉnh tạm thời có khả năng hình thành.
Bearish Moving Average Crossover
Báo hiệu phổ biến nhất đối với MACD là đường trung bình cắt nhau. Một Bearish Moving Average Crossover xảy ra khi MACD giảm xuống dưới đường EMA 9-day. Không những là một tín hiệu phổ biến nhất mà đây còn là dạng báo hiệu lỗi nhiều nhất. Vì vậy đường trung bình cắt nhau nên được củng cố bằng tín hiệu khác để tránh lỗi.


Đôi khi giá có thể có xu hướng lên mạnh và MACD sẽ giữ trên đường EMA trong thời gian dài và không thể hình thành một Negative Divergence. Khi này cần một tín hiệu khác để xác định khả năng thay đổi trong xung lượng. Đây chính là trường hợp cổ phiếu Merck (MRK) trong tháng 2 và 3, giá đi lên mạnh và MACD giữ bên trên đường EMA 9-day trong 7 tuần. Khi một Bearish Moving Average Crossover xảy ra, nó báo hiệu xung lượng của xu hướng lên đang yếu đi. Xu hướng đảo chiều được củng cố khi giá phá vỡ đường xu hướng lên và MACD tiếp tục đi xuống qua đường zero.
Bearish Centerline Crossover
Một Bearish Centerline Crossover xảy ra khi MACD di chuyển xuống bên dưới đường zero và đi vào vùng âm. Trường hợp này cho thấy xung lượng đã chuyển từ dương sang âm hay từ xu hướng lên thành xu hướng xuống. Một tín hiệu centerline crossover có thể sử dụng độc lập hoặc dùng để củng cố cho một tín hiệu khác. Khi MACD đi xuống vùng âm thì ít nhất trong ngắn hạn xung lượng đã chuyển sang xu hướng xuống.

Nếu MACD có giá trị dương trong nhiều tuần, sau đó bắt đầu đi xuống và chuyển xuống vùng giá trị âm thì đây là báo hiệu đi xuống. Tuy nhiên, nếu MACD có giá trị âm trong vài tháng, sau đó vượt lên trên đường zero rồi quay lại xuống vùng giá trị âm thì đây có thể là một pha hiệu chỉnh (correction). Trong trường hợp này, để xác định ý nghĩa của centerline crossover, kỹ thuật phân tích truyền thống có thể sử dụng là kiểm tra xu hướng có thay đổi hay không (đỉnh sau cao hơn đỉnh trước hoặc đáy sau thấp hơn đáy trước).
Đồ thị Unisys (UIS) mô tả một Bearish Centerline Crossover, giá giảm 25% sau khi tín hiệu xuất hiện (nằm ngòai hình trên):
  • Sau khi giá đẩy xuống dưới đường hỗ trợ, một Bearish Moving Average Crossover hình thành.
  • Khi giá bậc trở lên, MACD không vượt qua được đường EMA cho thấy xung lượng lên yếu đi.
  • Tại đỉnh giá đi xuống tạo thành một shooting star (mũi tên xanh) và một gap xuống kèm với volume tăng vọt (mũi tên đỏ).
  • Sau gap xuống, đường xu hướng lên màu xanh bị phá vỡ.
Kết hợp các tín hiệu
Như một báo hiệu MACD hướng lên, các báo hiệu hướng xuống có thể được kết hợp để tạo thành một báo hiệu chắc chắn hơn. Trong phần lớn các trường hợp, giá cổ phiếu xuống nhanh hơn lên. Trong trường hợp giá cổ phiếu Unisys (UIS) chỉ có 02 tín hiệu MACD xuất hiện.

Trong năm 2002, giá của Intel (INTC) giảm từ trên 36 xuống dưới 28 trong vài tháng. Hãy xam diễn biến trong hình :
  • Trong tháng 12, một negative divergence hình thành trong MACD.
  • Chaikin Money Flow chuyển xuống vùng giá trị âm vào ngày 21/12.
  • Cũng trong tháng 12, một Bearish Moving Average Crossover xuất hiện trong MACD (mũi tên đen).
  • Đường xu hướng kéo dài từ tháng tháng 10 bị phá vỡ vào ngày 20/12.
  • Một Bearish Centerline Crossover xuất hiện trên MACD vào ngày 10/02/2002 (mũi tên xanh).
  • Ngày 15/02, mức hỗ trợ 31.5 bị phá vỡ (mũi tên đỏ)
Năm 1986, Thomas Aspray đã phát triển MACD-Histogram. Aspray nhận thấy rằng độ trễ của MACD đôi khi làm bỏ lỡ những biến động quan trọng, đặc biệt là khi sử dụng trên đồ thị tuần. Đầu tiên Aspray thử nghiệm bằng cách thay đổi các đường trung bình và phát hiện rằng các đường trung bình ngắn hơn báo hiệu nhanh hơn. Tuy nhiên, ông ấy đang tìm kiếm cách để đóan trước MACD crossover. Và từ đó ông ấy phát triển MACD-Histogram.

Định nghĩa và cấu trúc
MACD-Histogram thể hiện sai biệt giữa đường MACD và đường EMA của nó. Vẽ độ sai biệt này ra chúng ta sẽ có một histogram.
Nếu giá trị MACD lớn hơn giá trị của EMA 9-day thì giá trị của MACD-Histogram sẽ dương. Ngược lại, giá trị MACD nhỏ hơn giá trị của EMA 9-day thì giá trị của MACD-Histogram sẽ âm.
Thêm nữa, khỏang cách giữa MACD và đường EMA tăng hay giảm sẽ phản ánh trên đường MACD-Histogram. MACD-Histogram tăng lên cho thấy MACD đang lên nhanh hơn EMA và xung lượng lên đang mạnh. MACD-Histogram giảm xuống cho thấy MACD đang xuống nhanh hơn EMA và xung lượng xuống đang mạnh.

Trên đồ thị, chúng ta có thể thấy MACD-Histogram biến động tương đối độc lập với MACD. Đôi khi MACD đi lên trong khi MACD-Histogram đi xuống. Một số trường hợp khác, MACD đi xuống trong khi MACD-Histogram đi lên. MACD-Histogram không phản ánh giá trị chính xác của MACD mà nó phản ánh quan hệ giữa MACD và EMA 9-day. Thông thường, nhưng không phải luôn luôn, một biến động trên MACD được báo trước bởi một phân kỳ tương ứng trên MACD-Histogram.
  1. Điểm thứ nhất cho thấy một sharp positive divergence trong MACD-Histogram báo trước một Bullish Moving Average Crossover.
  2. Trên điểm thứ hai, MACD tiếp tục tạo đỉnh mới nhưng MACD-Histogram tạo các đỉnh bằng nhau. Mặc dù không phải là trường hợp Positive Divergence chuẩn, các đỉnh bằng nhau củng cố sức mạnh của MACD.
  3. Một Positive Divergence hình thành khi MACD-Histogram tạo thành đáy cao hơn đáy trước và MACD tiếp tục thấp hơn.
  4. Một Negative Divergence hình thành khi MACD-Histogram tạo thành đỉnh thấp hơn đỉnh trước và MACD tiếp tục cao hơn.
Sử dụng
Thomas Aspray thiết kế MACD-Histogram như một công cụ để tiên đoán đường trung bình cắt nhau trong MACD. Phân kỳ giữa MACD và MACD-Histogram là công cụ chính để tiên đóan các đường trung bình cắt nhau. Một Positive Divergence trong MACD-Histogram cho biết MACD đang mạnh và có thể sắp xuất hiện một Bullish Moving Average Crossover. Một Negative Divergence trong MACD-Histogram cho thấy MACD đang yếu, và nó báo hiệu một Bearish Moving Average Crossover trong MACD.
Trong cuốn Technical Analysis of the Financial Markets John Murphy khẳng định rằng công cụng tốt nhất của MACD-Histogram là xác định khỏang trống giữa MACD và EMA rộng hay hẹp. Nói chung, một khỏang trống rộng cho thấy xung lượng đang mạnh và một khỏang trống hẹp cho thấy xung lượng đang yếu. Thông thường một biến động trong MACD-Histogram sẽ báo trước biến động trong MACD.
Báo hiệu
Báo hiệu chính tạo bởi MACD-Histogram là một phân kỳ theo sau đó là đường trung bình cắt nhau. Một báo hiệu lên được tạo khi một Positive Divergence hình thành và có một Bullish Centerline Crossover. Một báo hiệu xuống được tạo thành khi có một Negative Divergence và một Bearish Centerline Crossover. Một centerline crossover trên MACD-Histogram thể hiện một moving average crossover trên MACD.
Phân kỳ có nhiều dạng và mỗi dạng có giá trị khác nhau. Nhìn chung, 02 dạng phân kỳ được xác định là : slant divergence và  peak-trough divergence

Slant Divergence
Slant Divergence tạo thành khi có một biến động đều liên tục theo một hướng để tạo thành một phân kỳ. Slant Divergence thường tạo trong khung thời gian ngắn hơn so với phân kỳ tạo thành với hai đỉnh hoặc hai đáy. Một Slant Divergence có thể chứa vài chỗ khuyết nhỏ (đỉnh hay đáy).

Peak-Trough Divergence
Một peak-trough divergence xảy ra khi có ít nhất hai đỉnh hoặc đáy hình thành theo một hướng để tạo thành phân kỳ. Một lọat hai hay nhiều đáy cao lên có thể tạo thành một Positive Divergence và một lọat hai hay nhiều đỉnh thấp xuống có thể tạo thành một Negative Divergence. Peak-trough Divergence thường thấy trong khung thời gian dài hơn so với slant divergence.

No comments:

Post a Comment

Kiến thức cơ bản

PHẦN I: Biểu đồ nến Nhật

PHẦN II: HỖ TRỢ/KHÁNG CỰ

PHẦN III: XU HƯỚNG -TREND

PHẦN IV: FIBONACCI

PHẦN V: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH DI ĐÔNG -MOVING AVARAGE

PHẦN VI: CÁC INDICATOR THÔNG DỤNG

PHẦN VII: NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỐN

PHẦN VIII: PHÂN TÍCH CƠ BẢN

PHẦN IX: CHIA SẺ KINH NGHIỆM GIAO DỊCH

PTKT nâng cao: Mô hình Ichimoku

Chiến thuật giao dịch-Trading Rule

Thư giãn