Thursday 30 December 2010

Bài 3: Cách nhận biết xu hướng Vàng Thế giới, cách đón đỉnh, bắt đáy, cách chốt lời, cắt lỗ cũng như cách phân biệt giảm điều chỉnh hay sell off.

1. Cách nhận biết xu hướng Vàng Thế giới là tăng hay giảm? 
Vàng Tăng hay Giảm điều có nguyên nhân của nó. Một sự bất ổn về tiền tệ hay lạm phát, căng thẳng chính trị, kinh tế yếu kém, lãi suất thấp… đều là những nhân tố hổ trợ Xu hướng Tăng của Vàng. Ngược lại nếu các yếu tố trên Tốt và sẽ Giảm.

** Nhân biết xu hướng Tăng ( tất nhiên phải có kèm theo các nhân tố hỗ trợ)

- Khi bắt đầu một xu hướng tăng thì trước đó vàng phải từ đà tăng giảm xuống để hình thành trend giảm. Chúng ta chú ý trend giảm này giảm đến đâu? Và trụ được tại đó bao lâu? Nếu ngày qua ngày càng mức close càng thấp hơn, thì trend giảm vẫn còn, nhưng nếu ngày qua ngày mức close cao hơn, hay mức close tăng giảm zic zac tại điểm nào đó, hay vàng xoay quanh điểm nào đó trong vòng 1 tuần lễ đến 10 ngày ( nghĩa là nếu Vàng có giảm xuống và tăng gì cũng về trở lại mức cũ) rồi sao đó đột nhiên tăng và close 1 cái tăng từ $5 - $10 so với giá mà nó xoay quanh cả tuần lễ hơn è dấu hiện Vàng sắp đảo chiều là Tăng, rồi ngày sao nữa giá vẫn tăng đều =è Vàng đã trong xu thế Tăng và canh MUA theo. Lúc này ta phải tự mình đặt ra các cản cứng xem Vàng có break được không? Nếu break được và sao đó close với giá trên điểm Vàng break được thì xem như trend tăng vẫn còn ( nếu Vàng break được cản mạnh nhưng không close được trên cản cứng đó, thì xem như Vàng chưa thực sự Tăng vững). Cứ thế xem xét đà Tăng của vàng theo từng ngày với giá close. Miển sao giá close trong 3 ngày liên tiếp không được thấp hơn liên tục thì Vàng vẫn trong trend tăng. Nếu giá close 2 ngày close tục bị giảm thì đà tăng của Vàng có nguy cơ bị kết thúc, còn nếu trong 3 ngày giảm thì chắc chắn đà tăng của Vàng kết thúc, mở ra hướng giảm. Còn trong trường hợp giá close 1 ngày tăng, 1 ngày giảm thì không sao. Nhưng không được close theo kiểu ngày hôm nay giảm $10 - $15, ngày mai tăng nhẹ chỉ $5 so với giá close hôm qua, và ngày kế nữa giảm $10. Tuy có ngày tăng ngày giảm nhưng mức giảm nhiều hơn Tăng là cũng rơi vào nguy cơ đảo chiều giảm. Đà tăng vẫn còn khi mức giá close tăng giảm hầu như ngang như là được. Tiếp tục xem xét nếu đà tăng đã quá yếu (khi nhiều lần không break được các mức cản tiếp theo) là Vàng đang sắp đảo chiều..

** Nhân biết xu hướng Giảm ( tất nhiên phải có kèm theo các nhân tố hỗ trợ)

- Khi bắt đầu một xu hướng giảm thì trước đó vàng phải từ đà giảm và tăng lên để hình thành trend tăng. Chúng ta chú ý trend Tăng này tăng đến đâu? Và trụ được tại đó bao lâu? Nếu ngày qua ngày càng mức close càng tăng cao hơn, thì trend tăng vẫn còn, nhưng nếu ngày qua ngày mức close giảm thấp hơn, hay mức close tăng giảm zic zac tại điểm nào đó, hay vàng xoay quanh điểm nào đó trong vòng 1 tuần lễ đến 10 ngày ( nghĩa là nếu Vàng có giảm xuống và tăng gì cũng về trở lại mức cũ) rồi sao đó đột nhiên tăng và close 1 cái giảm từ trên $5 - $10 so với giá mà nó xoay quanh cả tuần lễ hơn è dấu hiện Vàng sắp đảo chiều là Giảm, rồi ngày sao nữa giá vẫn giảm đều =è Vàng đã trong xu thế Giảm và canh Bán theo. Lúc này ta phải tự mình đặt ra các hổ trơg xem Vàng có break được không? Nếu break được và sao đó close với giá dưới điểm Vàng break được thì xem như trend tăng vẫn còn ( nếu Vàng break được cản hưng không close được dưới cản hổ trợ đó, thì xem như Vàng chưa thực sự giảm bền vững). Cứ thế xem xét đà Giảm của vàng theo từng ngày với giá close. Miển sao giá close trong 3 ngày liên tiếp không được tăng cao hơn liên tục thì Vàng vẫn trong trend giảm. Nếu giá close 2 ngày close tục bị tăng thì đà giảm của Vàng có nguy cơ bị kết thúc, còn nếu trong 3 ngày tăng thì chắc chắn đà giảm của Vàng kết thúc, mở ra hướng tăng. Còn trong trường hợp giá close 1 ngày tăng, 1 ngày giảm thì không sao. Nhưng không được close theo kiểu ngày hôm nay tăng $10 - $15, ngày mai giảm nhẹ chỉ $5 so với giá close hôm qua, và ngày kế nữa tăng $10. Tuy có ngày tăng ngày giảm nhưng mức Tăng nhiều hơn giảm là cũng rơi vào nguy cơ đảo chiều giảm. Đà giảm vẫn còn khi mức giá close tăng giảm hầu như ngang như là được. Tiếp tục xem xét nếu đà giảm đã quá yếu (khi nhiều lần không break được các mức cản tiếp theo) là Vàng đang sắp đảo chiều..

2. * Cách đón đỉnh, bắt đáy của vàng thế giới.

Kết hợp với phần cách nhận biết xu hướng Vàng Thế Giới là tăng hay giảm ta cần xem xét những yếu tố sau:

** Cách bắt đáy: Xem xét các nhận biết xu hướng Tăng của phần trên để biết vàng sắp hay khi nào đảo chiều?


Khi Vàng giảm mạnh hay mở ra xu hướng giảm ( sau khi tăng) thì chúng ta phải đu theo trend để Bán mạnh theo, khi chúng ta thấy dầu hiệu Vàng giảm yếu đi hay thật kiên nhẫn chờ Vàng đi hết quá trình giảm của nó. Làm sao biết Vàng đã sắp đi xong quá trình giảm để chúng ta bắt đáy?

Chúng ta phải chú ý và nhớ đến cái giá “ đáy” của kì liền kề trước đó là bao nhiêu? Chúng ta xem xem Vàng có khả năng break qua đáy đó không? Nếu vàng break được qua đáy đó nhưng bật trở lại liền hay 2 phiên liên tục không thể phá vùng đáy đó. Thì lúc này ta có thể xem xét Mua vào mạnh tay. Hoặc kí liền trước đáy vàng là $1,35x chẳng hạn, nhưng cứ đến $1,37x hay $1,36x là Vàng vọt tăng trở lại và khoảng 2 đến 3 lần như vậy thì chúng ta nên xem xét bắt đầu Mua vào lại là vừa. Một yếu tố nữa là khi Vàng sideway quanh 1 vùng nào đó hơi lâu khoảng tuần lễ và đột nhiên có “ triệu chứng” tăng nhẹ và close tăng đều trong 2 ngày liên tục trở lên và sau đó có giảm lại vẫn giảm tại mức cũ mà nó sideway thì lúc này ta cũng cóm thể Mua vào được. Thêm nữa là, chú ý kĩ phần này, khi Vàng đang ở ngưỡng sideway và có 1 số tin hổ trợ cho Vàng và làm Vàng tăng thì cũng là lúc ta xem xét Mua vào khi Vàng giảm nhẹ điều chỉnh. ( chú ý trong trường hợp này tính từ mức vàng sideway thì đà tăng mạnh trong 1 phiên phải từ $15 - $25)


Một nhân tố quan trọng mà chúng ta cần chú ý là xem xét Mua vào khi Vàng có mức giảm trung bình $125 so với lúc tăng cuối cùng.


** Cách đón đỉnh : Xem xét các nhận biết xu hướng giả của phần trên để biết vàng sắp hay khi nào đảo chiều?


Khi Vàng tăng mạnh hay mở ra xu hướng tăng ( sau khi giảm) thì chúng ta phải đu theo trend để Mua vào theo, khi chúng ta thấy dầu hiệu Vàng tăng yếu đi hay thật kiên nhẫn chờ Vàng đi hết quá trình tăng của nó. Trong quá trình đó, hãy chú ý đến những dấu hiệu nguy hiểm. Đó là khi trong phiên giao dịch, giá đột ngột rớt mạnh rồi lại phục hồi ngay sau đó. Những ngày sau đó, giá có thể lên tiếp nhưng lực lên yếu dần và không thể vượt qua những đỉnh cao mới. Lúc đó chúng ta nên cân nhắc chốt lời và thoát khỏi thị trường. Làm sao biết Vàng đã sắp đi xong quá trình giảm để chúng ta bắt đáy?


* Những dấu hiệu nhận biết vàng sắp đảo chiều để giảm để Bắt đỉnh, Bán ra

húng ta phải chú ý và nhớ đến cái giá “ đình” của kì liền kề trước đó là bao nhiêu? Chúng ta xem xem Vàng có khả năng break qua đỉnh đó không? Nếu vàng break được qua đỉnh đó nhưng bật trở lại liền hay 2 phiên liên tục không thể phá vùng đỉnh đó. Thì lúc này ta có thể xem xét Bán ra mạnh tay. Hoặc kí liền trước đỉnh vàng là $1,430 chẳng hạn, nhưng cứ đến $1,41x hay $1,42xlà Vàng vọt giảm trở lại và khoảng 2 đến 3 lần như vậy thì chúng ta nên xem xét bắt đầu Bán ra là vừa. Một yếu tố nữa là khi Vàng sideway quanh 1 vùng nào đó hơi lâu khoảng tuần lễ và đột nhiên có “ triệu chứng” giảm nhẹ và close giảm đều trong 2 ngày liên tục trở lên và sau đó có tăng lại vẫn tăng tại mức cũ mà nó sideway thì lúc này ta cũng cóm thể Bán ra được. Thêm nữa là, chú ý kĩ phần này, khi Vàng đang ở ngưỡng sideway và có 1 số tin bất lợi cho Vàng và làm Vàng giảm thì cũng là lúc ta xem xét Bán ra khi Vàng giảm điều chỉnh. ( chú ý trong trường hợp này tính từ mức vàng sideway thì đà giảm mạnh trong 1 phiên phải từ $15 - $25).

Một nhân tố quan trọng mà chúng ta cần chú ý là xem xét Bán ra khi Vàng có mức tăng trung bình $125 so với lúc giảm cuối cùng.


Chu ý chung: Điều quan trọng sau khi xác định được đỉnh và đáy, chúng ta phải vào lệnh trong vòng 48 tiếng khi bắt đầu 1 xu hướng. Vì sao? Vì nó cho ta khao3n lợi nhuận tới ưu nhất và đảm bảo để chúng ta có thể đủ sức. vượt qua những đợt điều chỉnh thông thường xuất hiện trong tiến trình di chuyển của xu hướng

3 . Cách cắt lỗ cũng như chốt lời thế nào cho hiệu quả?

Như chúng ta đã biết và thế giới biến động vô cùng phức tạp và khó lường cho nên chúng ta phải tuân thù cut loss và biết cách chốt lời cho thật hiệu quả.

Khi bắt đầu 1 xu hướng mới, Vàng thường trụ tại xu hướng mới này khoảng 1 tuần cho đến hơn cả tháng. Vì một xu hướng thật sự không kết thúc ngay khi nó bắt đầu. Nó cần thời gian để đi hết tiến trình di chuyển hợp lý. Trong tiến trình đó sẽ có nhiều đợt điều chỉnh xảy ra.
Trường hợp chốt lời.
Khi chúng ta đang đi đúng hướng thì tất nhiên những lệnh mà chúng ta triển khai sẽ cho ta 1 lợi nhuận to lớn, và để bảo vệ an toàn cho lợi nhuận đó chúng ta nên di chuyển điểm cut loss để nhằm bảo đảm lợi nhuận của mình.
Giả sử chúng ta đã đạt được lợi nhuận là 30 USD thì hãy di chuyển điểm cắt lỗ để đảm bảo chúng ta giữ được 25 lợi nhuận khi giá di chuyển theo hướng ngược lại.
Về trường hợp đặt mức dừng lỗ.

Trong trade Vàng cần tuân thủ kĩ luật Stop loss. Thông thường, mức cắt lỗ tối đa không quá 10%. Hãy hạn chế mức lỗ càng ít càng tốt. Nếu sau khi đặt lệnh mà giá chạy ngược chiều khiến bạn thua lỗ, thì hãy cắt ngay. Khi đó mức lỗ nằm trong phạm vi cho phép và chúng ta có thể bảo toàn được vốn cho lần đặt lệnh sau. Và chúng ta nên xem xét mua lại quanh mức dừng lỗ để chờ Bán tiếp ( nếu chúng ta kì vọng vàng giảm) hay ngược lại. Chính lệnh Mua này sẽ bù lỗ phần nào cho ta ( có khi có lời) ở lệnh Bán trước đó bị lỗ. Nghĩa là luôn tuân thủ stop loss để bảo toàn vốn và hạn chế rủi ro. Vì vậy, sau khi đặt lệnh, nếu thấy giá chạy ngược chiều thì hãy cắt ngay và mua lướt hay bán lướt để chờ bán hay mua tiếp hoặc đứng ra ngoài để nhìn nhận lại xu hướng thị trường.
Còn 1 cách nữa, là chúng ta Mua hay Bán đối ứng…

Kiến thức cơ bản

PHẦN I: Biểu đồ nến Nhật

PHẦN II: HỖ TRỢ/KHÁNG CỰ

PHẦN III: XU HƯỚNG -TREND

PHẦN IV: FIBONACCI

PHẦN V: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH DI ĐÔNG -MOVING AVARAGE

PHẦN VI: CÁC INDICATOR THÔNG DỤNG

PHẦN VII: NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỐN

PHẦN VIII: PHÂN TÍCH CƠ BẢN

PHẦN IX: CHIA SẺ KINH NGHIỆM GIAO DỊCH

PTKT nâng cao: Mô hình Ichimoku

Chiến thuật giao dịch-Trading Rule

Thư giãn