Wednesday 22 December 2010

Đường Bollinger (Bollinger Bands)

Giới thiệu
Được John Bollinger phát triển, Bollinger Bands là một công cụ cho phép người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian. Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu.
  1. Một đường trung bình ở giữa
  2. Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)
  3. Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)
Standard deviation là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá. Sử dụng standard deviation đảm bảo các đường bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp. Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng.
Tính toán


Đường ở giữa là một đường SMA 20-day. Đường bên trên là đường SMA 20-day cộng với 2 standard deviation. Đường bên dưới là đường SMA 20-day trừ với 2 standard deviation.
Các thông số
Giá đóng thường được sử dụng nhất để tính Bollinger Bands. Các biến thể khác cũng có thể được sử dụng bao gồm typical price và weighted price.
  • Typical Price = (high + low + close)/3
  • Weighted Price = (high + low + close + close)/4
Bollinger đề nghị sử dụng đường SMA 20 cho đường ở giữa và 2 standard deviation cho các đường ngoài. Độ dài của đường trung bình và số deviation có thể điều chỉnh cho tốt hơn tùy thuộc vào sở thích cá nhân và đặc tính của cổ phiếu.
Phương pháp thử và sai là phương pháp để xác độ dài thích hợp của đường trung bình. Bằng cách quan sát trên đồ thị cũng có thể xác định khoảng thời gian phù hợp cho đường trung bình. Các đường bollinger sẽ bao quanh phần lớn hoạt động biến đổi của giá nhưng không phải là hoàn toàn. Sau khi có biến động đột ngột, việc giá xuyên qua dãy băng là bình thường. Nếu việc giá vượt qua khỏi dãy băng xuất hiện thường xuyên thì đường trung bình cần dài hơn. Nếu già hiếm khi chạm vào 02 đường ngoài của dãy bollinger thì đường trung bình cần ngắn hơn.

Một phương pháp chính xác hơn để xác định độ dài của đường trung bình là xem xét đáp ứng với một giá đáy. Khi một đáy (bottom) được tạo thành và một xu hướng xuống đảo chiều, cổ phiếu tạo thành một giá thấp cao hơn giá thấp trước đó. Đường Bollinger Bands được thiết lập thông số phù hợp sẽ đóng vai trò mức hỗ trợ cho mức giá thấp thứ hai. Nếu giá thấp thứ hai vượt qua đường bollinger dưới thì đường trung bình quá ngắn. Nếu giá thấp thứ hai nằm bên trên đường bollinger dưới thì đường trung bình quá dài. Tương tự như vậy, đường bollinger trên đóng vai trò mức kháng cự cho giá tăng.

Đối với Wal-Mart (WMT), đường SMA 20-day của đường Bollinger Bands hơi dài. Chú ý khoảng trống lớn giữa đường bollinger dưới và giá thấp cao hơn (giá thấp thứ 2) vào tháng 3. Thông qua phương pháp thử và sai, đường SMA 12-day phù hợp hơn.
Đối với các khung thời gian chung, Bollinger đề nghị sử dụng đường SMA 10-day cho ngắn hạn, đường SMA 20-day cho trung hạn và đường SMA 50-day cho dài hạn.
Sử dụng
Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đường Bollinger Bands có thể kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và dự báo các biến động quan trọng.
Double bottom Buy: một tín hiệu Double Bottom Buy  được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp theo. Mức giá thấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó. Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới. Giá chuyển sang xu hướng lên được xác định khi giá di chuyển lên trên đường bollinger giữa.

AT&T (T) cho chúng ta một ví dụ của một tín hiệu Double Bottom Buy. Cổ phiếu đã vượt qua đường bollinger dưới vào cuối tháng 9 (mũi tên đỏ) và sau đó giữ bên trên tại mức thấp kế tiếp trong tháng 10. Đợt tăng giá tháng 10 vượt qua đường bollinger giữa chứng tỏ xu hướng tăng giá.
Double Top Sell: Một tín hiệu Double Top Sell được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được đường bollinger trên. Giá chuyển sang xu hướng xuống được xác định khi giá di chuyển xuống bên dưới đường bollinger giữa.
Việc thay đổi giá đột ngột có thể xảy ra sau khi dãy bollinger thu hẹp lại và sự bất ổn định thấp. Trong ví dụ này, đường bollinger không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về xu hướng của giá trong thời gian tới. Xu hướng phải được xác định bằng cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nhiều cổ phiếu chuyển sang biến động mạnh sau một khoảng thời gian biến động ít. Việc sử dụng đường bollinger có thể xác định mức độ biến động dễ dàng bằng quan sát đồ thị. Dãy băng hẹp cho biết thị trường ít biến động và dãy băng rộng cho biết thị trường biến động mạnh. Độ biến động có thể quan trọng với những người chơi “options” bởi vì giá của “options” sẽ rẻ hơn khi độ biến động thấp.

Starbucks (SBUX) cung cấp một ví dụ về việc dãy băng bollinger thu hẹp trước khi có biến động mạnh. Trong tháng 11, dãy băng tương đối rộng và bắt đầu thu hẹp khoảng 02 tháng sau đó. Vào đầu tháng 01, dãy băng thu hẹp nhất trong khoảng 04 tháng (vùng khoanh đỏ). Sau đó cổ phiếu bùng nổ tăng 10 điểm.
Kết luận
Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai. Đường Bollinger được thiết kế để bổ sung cho việc phân tích kỹ thuật và các công cụ khác. Bản thân đường Bollinger đáp ứng 02 chức năng chính :
  • Xác định các khoảng thời gian độ biến động cao hoặc thấp
  • Xác định các khoảng thời gian giá đang ở mức kháng cự hay hỗ trợ.
Như đã đề cập ở trên, giá cổ phiếu có thể chuyển đổi qua lại giữa biến động mạnh và biến động thấp. Đường Bollinger có thể xác định khoảng thời gian biến động ít do đó có thể đáp ứng vai trò một công cụ cảnh báo động thái của giá cổ phiếu. Trong phân tích kỹ thuật, kết hợp cùng các công cụ khác, đường bollinger có thể giúp xác định chiều của một biến động mạnh.
Hãy nhớ rằng tín hiệu mua và bán không được đưa ra khi giá chạm đường bollinger trên và dưới. Các mức này chỉ cho biết giá đang ở mức cao hoặc thấp trên một nền tảng tương đối.

No comments:

Post a Comment

Kiến thức cơ bản

PHẦN I: Biểu đồ nến Nhật

PHẦN II: HỖ TRỢ/KHÁNG CỰ

PHẦN III: XU HƯỚNG -TREND

PHẦN IV: FIBONACCI

PHẦN V: ĐƯỜNG TRUNG BÌNH DI ĐÔNG -MOVING AVARAGE

PHẦN VI: CÁC INDICATOR THÔNG DỤNG

PHẦN VII: NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VỐN

PHẦN VIII: PHÂN TÍCH CƠ BẢN

PHẦN IX: CHIA SẺ KINH NGHIỆM GIAO DỊCH

PTKT nâng cao: Mô hình Ichimoku

Chiến thuật giao dịch-Trading Rule

Thư giãn